Phật nói: Đời người ở thế gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc, lớn là quốc gia, dân tộc, đều không ngoài báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Do bốn thứ duyên này mà tương hợp.
Bồ-tát Quán Tự Tại (Quán Thế Âm) chứng được vô ngã pháp, thể nhập tánh Không, Ngài vượt qua được tất cả khổ ách bởi vì tâm không còn điên đảo mộng tưởng. Chẳng những thành tựu tự độ, mà với trí tuệ Bát-nhã và tâm đại bi, Ngài còn có năng lực độ tha rộng lớn, chuyên cứu khổ chúng sinh.
Phật dụng cái tâm mà! Miễn mình có lòng hướng Phật thôi cũng đủ rồi!. Đó là câu mà một số người thường hay vận dụng mỗi khi có ai hỏi sao không cố gắng ăn chay, dẫu chỉ một tháng hai ngày.
Hoàn cảnh khó là chướng duyên mà ta tháo gỡ được, mới giải thoát.
Không thấy được duyên sinh, vô ngã, nên sinh khởi các phiền não dẫn đến những tạo tác mê lầm.
HỎI: Tôi là sinh viên đã quy y Tam bảo. Mỗi sáng tôi thường dậy sớm đến chùa công quả phụ quét dọn chánh điện, sau đó dự khóa lễ tụng kinh, lễ Phật cùng đạo tràng đã được hơn 3 năm rồi. Nhưng cả tháng nay tôi không còn đến chùa nữa. Bởi không hiểu sao khoảng từ 2 năm nay, khổ đau và phiền não cứ đến với tôi dồn dập không dứt, khiến tôi chẳng còn là người lạc quan, vui vẻ như trước kia. Tôi đã khóc và nguyện cầu Tam bảo rất nhiều lần, xin cứu độ những khổ não trong lòng con, những khổ não về tình cảm, học hành, gia đình v.v... nhưng chờ đợi mãi chẳng có chuyển biến gì, khiến tôi hoài nghi tất cả và không còn tâm trí mà đến chùa nữa. Có người nói với tôi là ráng chịu đựng đi, bỏ chùa thì uổng lắm, nghiệp đổ hết thì phúc sẽ đến, bỏ cuộc bây gi
Khi nhìn thấy được cái lấp lánh kỳ diệu của các vì tinh tú, có thể ta sẽ không còn muốn nhìn vào cái vũng tối u ám nữa, thậm chí ta không còn thấy đó là vũng tối đáng sợ, mà đó là cái nền phải có để tinh tú xuất hiện và tỏa sáng.
...Có nghĩa là buông và bỏ. Buông và bỏ cái tôi và cái của tôi. Tất nhiên, muốn buông và bỏ được thì phải thực tập, dần dần, tinh tấn thì mới có kết quả.
ĐẠO TRÀNG NIỆM PHẬT CHÙA HOẰNG PHÁP
Thiền nguyện là nhịp cầu - phương tiện để người thực hành bước vào thế giới vườn tâm của chính mình, từ đó mới có thể chăm sóc những hạt giống từ bi và tỉnh thức, để khi cây cối ấy phát triển, nở hoa trong đời sống này bằng các tư duy, lời nói và hành động mang lại nhiều lợi lạc cho tự thân, cho tha nhân và môi trường sống. Nói khác đi, nhờ đó mà đời sống của mỗi người trở nên ý nghĩa, bình yên và hạnh phúc. Phương pháp rất thiết thực, đặc biệt đối với các bạn trẻ khao khát kiếm tìm lối đi tâm linh phù hợp với tâm lý và bối cảnh xã hội hiện đại. Cảm ơn tác giả Khải Thiên (Thầy Thích Tâm Thiện, Tiến sĩ ngành Tôn giáo học so sánh, Viện trưởng Tu viện Cát Trắng, Hoa Kỳ) đã gửi riêng cho Giác Ngộ những hướng dẫn thực nghiệm này.
Cửa Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, một người học Phật dù cố gắng hành trì, tu tập trãi qua hằng hà sa số kiếp cũng không dễ gì có thể lãnh hội hết tất cả nội dung phong phú đó huống là chỉ một đời người. Cho nên, tùy theo căn cơ, duyên nghiệp, một khi đã phát tâm đi vào con đường giải thoát, hành giả hoặc nhờ phước duyên được chư Phật, chư Bồ Tát độ trì dẫn dắt, hoặc do minh sư chỉ bảo, mỗi người cần nên tự chọn cho mình một pháp môn để tu tập.
Pháp môn Dược Sư rất là sâu xa, rộng lớn. Hiện nay trình bày sơ lược một vài điểm, không thể nào bao quát toàn bộ pháp môn này được.
Nam mô Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật
Kính thưa quý Phật tử!
Hôm nay, quý vị về chùa Hoằng Pháp tu niệm Phật một ngày, trước khi vào thời khóa công phu, như thường lệ chúng ta có một giờ pháp thoại. Trong giờ pháp thoại sáng nay, chúng tôi xin nói về ý nghĩa của 12 lời nguyện niệm Phật. Mười hai lời nguyện niệm Phật này, chúng tôi vừa soạn ra. Trước khi giải thích nội dung của 12 lời nguyện niệm Phật, chúng tôi xin đọc để quý vị được nghe.
Người niệm Phật là người cất bước trên con đường về Cực Lạc. Không luận là niệm nhiều hay ít, tán tâm hay nhất tâm. Hễ có niệm Phật là có chủng tử Phật, không sớm thì muộn cũng về đất Phật. Tuy nhiên điều quan trọng nhất của niệm Phật là có lòng tin. Tin Phật Thích Ca không bao giờ nói dối. Tin Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn và tin mình sẽ được vãng sanh. Chỉ cần đủ niềm tin như vậy một cách vững vàng kiên cố thì bước đi đến Cực Lạc chắc chắn phải tới.
Ăn chay đã vâng giữ theo lời Phật dạy, có lợi ích, hợp tình lý như trên, thì tất cả Phật tử đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập lần, để tiến bước lên đường phước huệ. Ðiều cần yếu là khi ăn phải từ nơi cơ bản thiết thật của nó, không nên vì mê tín phi lý, vì háo danh muốn được tiếng khen mà ăn, hoặc sanh lòng kiêu mạn trở lại khinh người ăn mặn. Lại ăn chay phải hợp vệ sinh, biết chọn lựa thay đổi thức ăn, không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ. Cũng không nên nấu chay giả thành đồ mặn mà làm trò cười cho thế gian.
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật.
Nếu hiếu thảo được xem như đứng đầu trăm hạnh (Hiếu vi bách hạnh chi tiên) thì bất hiếu là một trọng tội (tội nặng). Đức Phật từng ví cha mẹ như hai vị Phật trong nhà là Phật Thích Ca và Phật Di Lặc1. Đức Phật từng ví cha mẹ như trời Phạm Thiên, như bậc Đạo sư ở đời2.
Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
Một khi chưa tin hiểu giáo lý Phật giáo sẽ sản sinh ra nhiều tín ngưỡng sai lạc đối với thế giới vô hình. Từ đó dẫn đến không nhiều người biết cách thể hiện tình thương và báo ân đúng nghĩa đối với người đã qua đời. Cần biết rằng, song hành với việc thực hiện các nghi lễ siêu độ vong linh còn có nhiều phương pháp tu học khác cũng tạo thêm phước lành thù thắng để hồi hướng cứu độ vong linh thoát khỏi cảnh giới khổ đau.
Có bốn cách cúng dường từ thấp đến cao, đó là phẩm vật cúng dường, tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường; ngoài bốn cách này không phải là cúng dường. Người có hiểu biết dâng phẩm vật cúng dường kèm theo tâm cúng dường, hạnh cúng dường và pháp cúng dường là thành tựu trọn vẹn sự cúng dường. Nhưng không biết thì cúng dường phẩm vật rồi sinh tâm ngã mạn và người thọ lãnh cung dường cũng khởi tâm xấu, cả hai đều bị đọa.
Hình tượng Thiên thủ Quán Âm bắt nguồn từ các kinh Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Đại Phật đảnh, Như Lai mật nhơn, Tu chứng liễu nghĩa, Chư Bồ-tát vạn hạnh, Thủ lăng nghiêm, và một số kinh khác.
Điểm qua tình hình của đời sống xã hội hiện nay, ngoài những việc chúng ta làm được, cũng không ít những điều đáng đau buồn. Ta thấy nhan nhản những tệ nạn xã hội được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ việc phát ngôn vô văn hóa, đến những hành vi trộm cướp, những vụ tai tiếng… chung quy là băng hoại lối sống và đạo đức. Khảo cứu những hiện tượng mất đạo đức trong xã hội, dù gián tiếp hay trực tiếp, người ta thấy có mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, xem chừng chúng có mầm mống từ gia đình mà ra. Do vậy, phải bắt đầu nghiên cứu từ gia đình.
Ta không nên oán trách và lên án xã hội, vì sao? Vì xã hội không thể nào có, nếu không có đơn vị gia đình, và gia đình không thể nào tự có, nếu không có con người tự thân.
Một hôm trên đường đến đảnh lễ Thế Tôn, vì trời còn quá sớm, nam cư sĩ Pancakanga ghé tinh xá của Mallika tham quan. Tại đây, ông được du sĩ Uggahamana trình bày quan điểm thiện cụ túc và thiện tối thắng. Theo đó, người nào thành tựu được bốn pháp thân, khẩu, ý không ác hành và không sống bằng nếp sống ác, người đó đạt được thiện cụ túc, thiện tối thắng.
Từ xưa cho tới nay, giáo lý đạo Phật vẫn là kho tàng tri thức giải thoát khổ đau cho nhân loại. Pháp Phật dạy như liều thuốc quí trị bệnh phiền não của chúng sanh. Người tìm đến với giáo lý ấy như đi vào trong rừng với vô số cây cỏ thuốc quý báu. Nếu chỉ ngắm nhìn thôi mà ra về thì không có thuốc để trị bệnh. Nếu chọn đúng thuốc mà uống mà chữa lành bệnh cho mình mới là người có trí tuệ.
Mọi người đều biết, hiện nay, ngoài những việc chúng ta đã làm được, bên cạnh đó còn để lại một xã hội lộn xộn. Tham nhũng tràn lan, ngày càng tinh vi, mà xem chừng khó đẩy lùi. Phải khẳng định, đây là căn bệnh của công quyền. Trong xã hội loài người, tham nhũng xuất hiện từ khi có giai cấp và nhà nước. Ngoài ra, còn kéo theo hàng loạt những hiện trạng khác như vô cảm, bất công, gian dối, băng hoại lối sống và đạo đức. Ðiều này không nói thì mọi người cũng thấy quá rõ…
Hiện nay, không ít nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về Phật giáo thường đưa ra kết luận, Phật giáo là duy tâm. Dẫn chứng là, trong kinh Hoa Nghiêm, Phật thuyết nhất thiết duy tâm tạo hay tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Theo họ, đạo Phật cho rằng tất cả đều từ tâm mà ra, toàn thể thế giới quanh ta là do tâm tạo nên, không có một thế giới thực, một thế giới độc lập tồn tại khách quan với con người. Vậy là, thế giới con người đang sống với nó là không thực có, đó chỉ sản phẩm của tâm tạo tác mà thành, sự tồn tại và biến hiện của nó phụ thuộc hoàn toàn vào tâm.
Tôi vui mừng khi thấy tỉnh nhà đã tổ chức liên tục nhiều năm khóa Bồi dưỡng kiến thức Trụ trì. Mục tiêu của chúng ta là tu hành để làm lợi ích cho đạo pháp, còn kỹ năng chỉ là phương tiện ứng dụng trong cuộc sống.
Trong tất cả chúng ta ai cũng đã từng ít nhất cúi đầu cầu nguyện, cầu xin đấng tối thượng của mình. Nếu là Phật tử thì cầu xin Đức Phật và Bồ tát, nếu là con chiên thì cầu xin Chúa Giesu…. Chỉ cần chúng ta có đức tin.
Trong mối quan hệ giao tiếp ứng xử với nhau, việc chú tâm lắng nghe khi người kia đang nói là sự kiện hết sức quan trọng, không thể lơ là, hời hợt.
Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính, tiếng Anh gọi là “offering”. Và từ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng, cũng được gọi là nhang và trầm, tiếng Anh là “incense”. Từ incense bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ incendere - có nghĩa là thắp cháy lên
Thứ nhất Định tâm thiền; Thứ hai Chế tâm thiền; Thứ ba Thể chân thiền; Thứ tư Phương tiện tùy duyên thiền; Thứ năm Tức nhị biên phân biệt thiền.
Nhu yếu của con người là mong muốn tìm ra được người mình yêu thương và được đáp lại tình thương ấy một cách chân thật, thủy chung. Nếu con người sống trên cõi đời này mà thiếu vắng tình thương yêu thì kể như vô vị, chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Do đó, đi tìm đối tượng phù hợp về lối sống và tính cách để được thương yêu chăm sóc sớm chiều là vấn đề vô cùng trọng đại, ít ai có thể lơ là, buông trôi.
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng, chân phương và rõ ràng.
Đề yếu: Ý nghĩa Đại, Tiểu-thừa và sự sai biệt giữa đôi bên, đã thường gây nhiều thắc mắc cho người sơ cơ học Phật. Để giải thích phần nào mối hoài nghi ấy, trong tiết thứ nhất thuộc bản chương đưa ra ba sự kiện: pháp môn, tế độ, quả vị để lược bàn về quan điểm hơn kém của song phương. Hai tiết kế, tiếp tục nói qua nguyên nhân phân biệt và sự sai khác giữa Tiểu-thừa, Đại-thừa, mà yếu tố chính không ngoài cảnh duyên và sự nhận thức của cá tính. Tiết sau cùng, trích dẫn kinh Tạp-A-Hàm và đại ý phẩm Phương-Tiện trong kinh Pháp-Hoa, chỉ rõ các thừa đều là những nấc thang phương tiện để đi đến Phật-thừa, trong một đời thuyết giáo, Ðức Thế-Tôn duy nói Nhất-thừa-pháp mà thôi.
Thể nhận nghĩa nầy, người học Phật sẽ tự giải thích được tâm ni
Sự khai sinh ngôn ngữ cũng chính là sự khai sinh nhân loại. Mỗi từ là phần đồng thanh tương ứng của một kinh nghiệm, nối liền với một tác nhân nội hay ngoại tại. Quá trình này đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo vĩ đại trải qua khoảng thời gian vô cùng; và chính nhờ nỗ lực này mà con người đã có thể vượt lên trên loài vật.
Trên lĩnh vực tín ngưỡng và văn hoá, bánh xe cũng là một biểu tượng rất phổ biến trong các truyền thống tôn giáo tại nhiều châu lục khác nhau. Đối với Đạo Phật, biểu tượng này đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu, thiêng liêng, và có ý nghĩa nhất cho sự hiện hữu cũng như sứ mạng của truyền thống tâm linh này đối với nhân loại trong hơn hai ngàn năm qua.
Có lẽ, ít nhiều người trong chúng ta từng nghe thông điệp đầy tính nhân văn ấy. Nhưng có bao nhiêu người đã từng làm việc đó? Còn ta, chưa làm, vì không đủ can đảm hay vì sự ái ngại?
Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...
Hiếu là ý nghĩa của đạo đức, đồng thời cũng là phẩm chất của đời sống hạnh phúc và giác ngộ. Kinh điển Phật giáo thường dạy rằng chư Phật và Bồ tát trong quá khứ do lòng hiếu thảo với cha mẹ phát đại bi tâm cứu độ tất cả chúng sanh mà thành đạo nghiệp. Tức là xuất phát từ tình thương cha mẹ sâu sắc, ý thức khổ đau của người thân liên hệ đến nỗi khổ đau của đồng loại và chúng sanh. Tình thương rộng lớn phát triển thành đại bi tâm, từ đại bi tâm phát khởi thành đại nguyện. Đó là nguyện thành Phật độ chúng sinh là công hạnh của Bồ tát. Do vậy, phát bồ đề tâm là năng lực báo hiếu vĩ đại và phù hợp với mục đích của sự tu học và hành đạo.
Thân và tâm của mình đều có khả năng bệnh. Sống giữa cõi Ta-bà này thân tâm thường xuyên tiếp xúc với những độc tố nên bệnh là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, bệnh của thân tâm cũng tùy cơ địa, khả năng đề kháng của từng người và môi trường sống của người đó có trong sạch hay ô nhiễm...
Bà mẹ than nhức đầu nhưng hai cô con gái vẫn vô tư như không có chuyện gì xảy ra. Một cô cứ thản nhiên ngồi xem ti vi, cô còn lại cứ mải miết bấm điện thoại chát chít với bạn bè. Người hàng xóm sang chơi thấy thế bèn hỏi thăm bà mẹ kia đau như thế nào, rồi chạy ra tiệm thuốc Tây mua cho bà mấy liều thuốc uống.
Ai cũng biết phóng sanh thục mạng là việc làm sinh phước, biểu hiện của lòng từ bi.
Về phương diện lịch sử, Ðức Phật Thích Ca đã nhập Niết-bàn cách nay 2.556 năm. Tuy nhiên, đó chỉ là Ứng thân tùy duyên hóa độ, Ðức Phật còn có Báo thân phước trí trang nghiêm và Pháp thân thường trụ siêu việt không thời gian, bao trùm khắp pháp giới.
Bất cứ ai hiện hữu trong cuộc đời này cũng đều có thể phạm phải những lỗi lầm, sai sót dù ít hay nhiều. Bởi khi tâm ý mê mờ, thiếu sáng suốt thì mọi hành động, nói năng của ta rất dễ dàng vấp phải những lầm lỡ, sơ suất gây khổ đau cho bản thân và ảnh hưởng không tốt đến người khác. Đó là lẽ đương nhiên. Do vậy, thành tâm ăn năn các tội lỗi mà mình đã tạo ra, và lập nguyện đừng để cho những hành vi sai trái tái diễn là việc làm đáng được mọi người trân trọng, quý mến và noi theo.
Để mở đầu bài viết này tôi mượn lời của John Stuart Mill: Tôi đã học cách tìm hạnh phúc bằng cách giới hạn các ham muốn của mình hơn là nỗ lực để thỏa mãn chúng.
Sống trong thời buổi mà nhu cầu và cường độ làm việc cao khiến cho bạn không có nhiều thời gian tu tập. Nhưng là người có niềm tin vào giáo pháp, bạn tin chắc sự tu tập có thể giúp bạn đạt được an lạc trong đời sống hiện tại và tương lai.
Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ, được như thế hạnh phúc không gì bằng, đó gọi là pháp thí. Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, chúng ta thỉnh một số kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, sau đó lần lượt cho nhà khác mượn, hoặc đọc cho kẻ khác nghe, nhất là cho người không biết chữ. Việc làm này quý giá vô biên, đây cũng gọi là pháp thí.
HỎI: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng con chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Đừng e ngại việc nhỏ hay việc to. Nhặt một cây đinh có khả năng phá hỏng ruột xe trên quốc lộ, gọi một cú điện thoại khi thấy ai đó cần cấp cứu trên đường, ra tay chở che và hỗ trợ trong những tình huống phù hợp ở đời thường… là những việc cần làm, thể hiện cho hạnh tu thiết thực của một người cư sĩ trong thời đại hôm nay...
Hiếu thảo đối với cha mẹ là một trong những chuẩn mực đạo đức căn bản của con người. Phụng dưỡng mẹ cha là lẽ đương nhiên, bạn không cần phải hỏi tại sao hay đặt điều kiện gì cả. Bởi công ơn của cha mẹ đối với con cái quá bao la và sâu nặng, không thể nào tính kể cho hết được.
Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật, chí thành niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật mà được vãng sanh.
(HT. Thích Thanh Từ)
(HT. Thích Thanh Từ)
(HT. Thích Thanh Từ)
(HT. Thích Thanh Từ)
(HT. Thích Thanh Từ)
(HT. Thích Thanh Từ)
(HT. Thích Thanh Từ)
(HT. Thích Thanh Từ)
Thờ Phật và Bồ-tát là cốt tỏ lòng nhớ ơn, cung kính và học đòi theo hạnh nguyện của các Ngài. Bởi vì chư Phật đã trải vô số kiếp cần khổ tu hành và đã biết bao nhiêu lần hy sinh thân mạng để mưu cầu sự an vui lợi ích cho chúng sanh. Chư Bồ-tát cũng thực hành theo hạnh nguyện của chư Phật, nhưng chưa được viên mãn. Cho nên, các Ngài đã phát đại nguyện lăn xả vào cuộc đời khổ đau ô trược này để cứu độ chúng sanh. Mỗi vị đều đầy đủ tất cả công hạnh như nhau, song tuy sở nhân tu hành từ vô lượng kiếp của mỗi vị mà có hiển bày ưu liệt khác nhau. Chúng ta họa, tạc, tô tượng các Ngài để thờ, là vì ngưỡng mộ hạnh nguyện cao cả của các Ngài và tỏ lòng tri ân, kính mến tâm vị tha không bờ bến của các Ngài.
Khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp cho tâm tư ta nhẹ nhàng hơn, chứ không làm cho ta nặng nề thêm. Những bài pháp thoại có thể khiến cho đầu óc chúng ta thêm nặng nề nếu chúng ta chỉ học giáo lý với mục đích chất chứa thêm kiến thức. Phương pháp đó không hay. Trái lại, nếu trong khi học mà ta cảm thấy càng ngày càng nhẹ nhàng hơn thì như thế chúng ta đang theo đúng đường. Nhẹ nhàng hơn vì những điều ta học có tác dụng tháo gỡ và phá bỏ những thấy nghe và hiểu biết sai lầm. Nghe tới đâu, học tới đâu, ta cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái tới đó.
Thế nào là nghĩa chữ "Tu" trong đạo Phật?
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cúng dường chúng Tăng. Bấy giờ, Thế Tôn với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhiên thấy mẹ của Nanda làm một thí vật gồm có sáu phần liền bảo các Tỷ kheo:
Sự chia sẻ và từ tâm cũng như mong muốn cứu giúp những người bất hạnh và khổ đau, đều được các tôn giáo lớn ngưỡng mộ, khen ngợi là đạo đức, và cũng là một trong hai nền tảng của đời sống gương mẫu của người theo đạo Phật: hiểu rõ sâu xa về nguồn gốc của khổ đau và làm thế nào để cứu giúp tạm thời, sau đó chuyển hoá tận gốc rễ của nó. Tất cả chúng sinh đều bị trôi lăn theo Bánh Xe Luân hồi, khi thì trở thành người, lúc thì thú vật, lúc rơi vào địa ngục, hoặc là ngạ quỉ hay cõi trời và dù ở cảnh giới nào khi bị khổ đau, mọi sinh linh đều là đối tượng cần đến của lòng từ.
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.