Auto Translate
Sản phẩm
Cặp Nghê Mạ Vàng
Size: 10x8x14 cm
Trừ tà, trấn tài, chiêu tài, cặp trống mái.

Kỳ Lân là một loài vật huyền thoại tượng trưng cho Nhân - Đức. đặt một cặp Kỳ Lân trên bàn làm việc hoặc trong phòng khách sẽ đem lại sự bình an, tránh tiểu nhân và những điều thị phi, đố kỵ.

Con vật thần thoại này được cho rằng mang lại điềm tốt, sự thành công, sống thọ và sự nổi tiếng. Trưng hình kỳ lân sẽ thu hút hơi thở đầy quyền năng và vì thế sẽ mang lại may mắn cho chủ nhà, nơi kỳ lân đang cư trú. Kỳ lân cũng sẽ đem lại sự thăng quan tiến chức trong sự nghiệp, và đặc biệt may mắn đối với người đang làm việc trong quân đội. Kỳ lân thường được vẽ trên áo choàng của các vị tướng tài ba và nó cũng là biểu tượng cho phẩm hàm cao nhất trong quân đội của các hoàng đế Trung Hoa thời xưa.
Khuyến mãi:
- Trong TP.HCM, giao hàng tận nơi miễn phí với tất cả đơn hàng trên một triệu. Các tỉnh và thành phố khác, gửi hàng qua đường bưu điện. Phí vận chuyển tính theo cước phí bưu điện.

- Sản phẩm làm bằng kim loại mạ vàng 24K. Xuất xứ tại Đài Loan -TQ, được đặt trong hộp đỏ rất đẹp và sang trọng.

Mua hàng số lượng lớn, vui lòng liên hệ Lâm 0932.522.368 để có giá tốt nhất.
Đặt hàng

PHÂN BIỆT SƯ TỬ, NGHÊ, TỲ HƯU, KỲ LÂN

Trong phong thuỷ, việc dùng các tượng linh vật để trấn yểm là rất phổ biến. Những con vật trấn giữ trước cửa có tác dụng thu hút được sát khí, đem lại sự bình an cho nhà cửa, gia trạch.

SƯ TỬ, NGHÊ, KỲ LÂN

Sư tử là một loài vật vô cùng manh mẽ, được mệnh danh là chúa sơn lâm tức là loài vật dũng mãnh nhất. Tiếng gầm của sư tử có thể khiến cho mọi loài đều sợ hãi. Sư tử dùng để trấn ở nơi cửa ra vào của các cơ quan hành chính. Vì dùng tượng sư tử có thể làm mất đi tài lộc do sự dũng mãnh của nó.

Loài nghê là loài vật huyền thoại, nó giống như sư tử nhưng hiền lành hơn, vừa có vai trò hoá giải sát khí , vừa mang lại tài lộc cho nên nghê được sử dụng rất phổ biến ở Trung Quốc, trấn ở cửa trong mỗi ngôi nhà.

Loài Kỳ Lân là con vật nhân từ và hiền lành, môt loài vật linh thiêng huyền thoại, nó mang lại tài lộc nên không trấn cửa mà bày trong những cung vị tốt của ngôi nhà để mang lại phúc lộc cho gia chủ.

Để phân biệt 3 loại này thì nên nhớ rằng, nghê tóc thường xoăn, mình giống như sư tử. Loài Kỳ Lân thì có sừng và mình như mình hươu.

NGHÊ

Nghê là con vật huyền thoại có từ rất lâu đời giống như sư tử. Sư tử là loài thú đại diện cho sức mạnh bởi khi sư tử cất tiếng gầm thì mọi loài thú khác đều sợ hãi. Nghê là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa ngôi nhà,miệng há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà.Vì vậy, trong mỗi đình chùa ta thường thấy có tượng hai con nghê đá canh cửa.Trong Phong Thuỷ, tượng nghê thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, đường vòng, hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà.

Nghê cũng dùng để hoá giải hung khí các sao xấu chiếu mỗi năm như Ngũ Hoàng, Nhị Hắc, Tam Bích, Ngũ Quỷ, Hoạ Hại. Đôi nghê thường dùng một cặp âm dương, mang lại sự bình an và thịnh vượng cho ngôi nhà. Các vị trí ngôi bị xấu như góc nhọn nhà khác chiếu, đường cong đâm vào nhà, cửa đối diện nhà khác, dốc chạy thẳng vào nhà,...nên dùng đôi nghê để trấn yểm bày ở góc nhà hoặc vị trí bị hung sát ấy để hoá giải.

Nên : Đặt đôi nghê ngoài cổng, con đực bên trái, con cái bên phải, đầu hướng ra bên ngoài. Bày trong phòng khách ở chính giữa hướng ra cửa hoặc ở các vị trí bị Sát tinh chiếu đến ngôi nhà, căn phòng. Có thể bày trên bàn làm việc, hoặc bàn trà.

Tránh : Bày nơi ô uế, đặt trong bếp, nhà vệ sinh, đặt trong giường ngủ.

TỲ HƯU

  • Về màu sắc : Tỳ Hưu màu đen thì có tác dụng chiêu tài, phát lộc.
  • Tỳ Hưu màu trắng thì có tác dụng bảo trợ sức khỏe.
  • Tỳ Hưu màu xanh thì có tác dụng may mắn trong công danh.

2. Ngoài các tác dụng cá biệt như trên, Tỳ Hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, ta đặt Tỳ Hưu đã được "khai quang" ở các hướng tốt trong nhà như : Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng "sanh khí", thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của ta.

3. Tỳ Hưu còn có tác dụng mang lại điều tốt lành: Như nhiều tài lộc, nhất là ở các sòng bạc tại TQ ta đều thấy họ chưng Tỳ Hưu, nhưng được bảo vệ rất kỹ, vì sợ mất trộm, sẽ gây ra nhiều điều xúi quẩy cho họ.Tỳ hưu ngoài việc có tác dụng chiêu tài lộc không liêm chính như trên, Tỳ Hưu cũng còn có tác dụng chiêu tài lộc liêm chính, nên những người kinh doanh cũng đặt Tỳ Hưu ở nhà và ở công ty...

Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính, hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương.Tất nhiên khi đặt bất cứ vật khí phong thủy nào, điều cần phải nhớ là: Xem ngày giờ tốt để đặt.

4.Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giải "Ngũ hoàng đại sát". Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thủy, khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ: Mang đến những điều bất lợi cho những thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.

Nếu ở phương vị ngũ hoàng đại sát bay đến, ta đặt hai con Tỳ Hưu phía sau cửa chính, đầu Tỳ Hưu hướng về phía trước, thì có thể hóa giải sát khí của ngũ hoàng đại sát.

Truyền Thuyết Ngài Khổng Tử và Kỳ Lân

Kỳ Lân loài thú linh thời xưa, rất hiền lành, thuộc loài nai, ngày nay đã tuyệt chủng. Kỳ là con đực, Lân là con cái, nên gọi chung là Kỳ lân.

ương truyền, Kỳ lân có hình dáng giống như con nai, mình vằn, đuôi trâu, vú ngựa, có một sừng trên đầu, rất hiền lành, không ăn sanh vật, nên được gọi là Nhân thú .

Kỳ lân có tánh linh, khi nào có chúa Thánh ra cứu đời thì Kỳ lân xuất hiện báo trước điềm lành.

Trong cuộc đời của Đức Khổng Tử, Kỳ lân xuất hiện hai lần: Lần thứ nhứt, báo tin có Thánh nhân ra đời. Lần thứ nhì xuất hiện con Kỳ lân què, báo tin Thánh nhân qui Thiên.

- Lần thứ nhứt: Kỳ lân đến trước mặt Bà Nhan thị (Trưng Tại) đang mang thai Đức Khổng Tử, nằm phục ngay xuống, nhả ra một cái ngọc xích có chữ viết rằng: Con nhà Thủy Tinh nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi. Sau đó Bà Nhan thị sanh ra Đức Khổng Tử.

- Lần thứ nhì: Mùa xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14, người nước Lỗ đi săn, bắt được con Kỳ lân què một chân. Đức Khổng hay được đến xem, rồi bưng mặt khóc. Về nhà Ngài than với học trò: Đạo ta đến lúc cùng.

Ba năm sau, Đức Khổng Tử mất, thọ 73 tuổi.

(Theo www.phongthuygia.com)

Ý kiến của bạn
Gởi ý kiến