Đứng sau Tỳ Hưu, linh vật thứ hai trong Phong thủy chỉ có thể là Thiềm thừ. Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân, nó là biểu tượng của Thần tài, của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc.
Cóc ba chân (Thiềm thừ) là gì?
Thiềm Thừ là Cóc thần 3 chân, được coi là thần tài, đem lại tiền bạc cho gia chủ.
Nếu có dịp du lịch sang Trung Quốc và kể cả ở Việt Nam, bạn sẽ thấy trong gia đình, nhà ai cũng chưng Tỳ Hưu để chiêu tài khí bốn phương, tạo may mắn cho gia chủ về tài lộc, công danh sự nghiệp và sức khỏe.
Nếu để ý một chút ở phía cửa ra vào bạn sẽ thấy hai chú cóc ngậm đồng tiền cổ đang quay đầu vào nhà. Khi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy trên đầu cóc có hình “Lưỡng nghi”(hình tròn), bên trong là hình tựa như hai con cá quay đầu lại với nhau (gần giống vòng tròn Bát Quái). Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt gọi là chòm sao Đại Hùng. Cóc ngồi trên giá tài lộc (đống tiền), miệng ngậm một đồng tiền và hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ. Người Trung Quốc gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, tên là Thiềm Thừ. Đây là vật phẩm phong thủy đứng thứ 2, sau Tỳ Hưu, được cho là mang lại điềm lành và tài lộc.
Một "ông" Thiềm Thừ mạ vàng
Theo truyền thuyết, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh xấu, được Lưu Hải Tiên Ông thu phục, cải tà quy chính, tỏa đi muôn ngả giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ. Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.
Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi "phù hộ" cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.
... và "ông" Thiềm Thừ đồng
Thiềm Thừ nên được bày trí ở phòng khách, trên bàn làm việc hoặc văn phòng. Khi chưng Thiềm Thừ, bạn cần chú ý hướng phần đầu của Thiềm Thừ vào trong nhà, cũng không nên đặt đối diện với cửa mà nên đặt hướng theo đường chéo cửa ra vào.
Đừng để Thiềm Thừ đối diện trực tiếp với cửa chính. Điều này tượng trưng cho vàng ra khỏi nhà. Vị trí tốt nhất để đặt cóc ba chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, những đồ đạc khác…Tương tự như vậy chúng ta đặt Thiềm Thừ ở cửa hàng, ở công ty nhưng phải nhớ là đầu của Thiềm Thừ phải quay vô trong cửa hàng hay công ty.
Tránh khí xấu
Bạn không nên đặt cóc ba chân trong nhà bếp, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Nếu đặt những nơi này, thay vì mang tài lộc đến, Thiềm Thừ sẽ trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà. Bạn cũng không nên để cóc ba chân trong phòng ngủ. Chỗ tốt nhất của nó là trong phòng khách hoặc phòng ăn và luôn hướng mặt vào trong nhà.
Trên lưng cóc ba chân có những nốt sần đặc biệt, người ta gọi là chòm sao Đại Hùng, bên cạnh lưng cóc có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ, đây là cóc tài lộc hay cóc ba chân, tên gọi là Thiềm thừ (một số nơi gọi là Thiền Thừ), chỉ có 3 chân, chứ không phải là 4 chân như cóc bình thường, là vật phẩm phong thủy được cho là mang lại điềm lành và tài lộc.
Cách khai quang Thiềm Thừ thông dụng:
1, Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.
2, Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
3, Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
4, Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
5, Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.
6, Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là khai quang điểm nhãn.
7, Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm Thừ sau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn. (vì thế có lúc người khác dùng rất tốt nhưng tặng bạn lại không linh là vì lí do này!).
Từ khóa: Thiềm Thừ, cóc 3 chân, cách khai quang Thiềm Thừ, cóc tài lộc, Tiềm Thừ, thiem thu, coc ba chan, coc tai loc