Trong mỗi căn phòng đều có góc tụ tài, còn gọi là cung tài vị. Ở đó, khí lưu chuyển đến và ngưng tụ lại, tùy thuộc vào việc bố trí cửa của căn phòng.
Soffa đặt tại cung tài vị, chéo với cửa ra vào phòng. |
Vị trí của góc tụ tài cần được giữ sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, bố trí các tiết minh (két bạc, bàn làm việc, linh thú, linh vật cầu tài, cây cảnh, hoặc bàn thờ, giường ngủ…). Nếu đặt linh thú là Tỳ hưu thì đầu Tỳ hưu phải hướng ra cửa, ra cổng; nếu là Thiềm thừ (Cóc ba chân) thì đặt ở gầm bàn, gầm ghế, đầu hướng vào bên trong phòng. Không đặt ở góc tụ tài các đồ vật quá lớn, cồng kềnh cũng như các vật dụng sinh sóng điện từ, hoặc để đồ đạc lộn xộn.
Vật linh khí Thiềm thừ & Tỳ Hưu |
Nếu cửa ra vào đặt ở phía trước, bên phải căn phòng, thì góc tụ tài nằm ở góc chéo, phía đối xứng với cửa.
Nếu cửa phòng đặt ở giữa bức tường phía trước của phòng, thì góc tụ tài là 2 góc tường phía sau, đối diện với cửa. Vị trí của hai góc tụ tài và cửa nằm ở 3 đỉnh của hình tam giác.
Một góc bài trí trong phòng khách |
Theo Táng kinh viết: “Khí thừa phong tất tán, giới thủy tất chỉ” (Khí gặp gió thì tán, gặp nước thì ngưng). Góc tụ tài phải là nơi không uế khí, gió không thổi qua và nắng không chiếu vào trưc diện. Vị trí góc tụ tài của căn phòng, tốt nhất không nên có cửa sổ, ưa tĩnh chứ không ưa động. Vì nếu có cửa sổ thì khí sẽ không ngưng tụ được, tài khí sẽ theo đó thoát đi.
Ngày nay trong kiến trúc, xây dựng nhà ở, phòng làm việc của cơ quan, doanh nghiệp, góc tụ tài thường được các kiến trúc sư chú ý và bố trí ngay từ khi thiết kế nhà.
Phương Huyền
(Theo viettinnhanh.net)
Cám ơn Quý khách đã dành thời gian ghé thăm website
QUATANGPHONGTHUY.COM.VN và đọc bài viết này
Tất cả tượng mạ vàng Thiềm Thừ và Tỳ Hưu minh họa trong bài đều có bán tại
cửa hàng Quà Tặng Phong Thủy - Thanh Châu