Vừng có hai loại: vừng đen và vừng trắng. Vừng đen là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, còn là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh với nhiều tên khác nhau: hắc chi ma, hổ ma, cự thắng, du ma …
Trong 100g hạt vừng đen có 21,9g protein (chất đạm); 61,7g lipit (chất béo); 7,3g gluxit (chất đường bột), 660 Kcalo nhiệt lượng; 564 mg canxi; 368g photpho; 50mg sắt; 0,85mg vitamin B1; 0,18mg Vitamin B2; 7,3mg niacin; ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố... Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
Cây vừng
Theo Y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình vào 4 kinh: phế, tỳ, can, thận có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng, ích khí lực, bổ não tủy, bền gân cốt, sáng tai mắt, làm sống lâu, lá vừng có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp.
Hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và có tác dụng tăng cường dinh dưỡng. Là vừng tươi trị bệnh viêm thận, bàng quang, dùng ngoài trị bệnh mắt và da. Nước sắc lá và rễ vàng làm nước gội đầu để kích thích mọc tóc.
Các bài thuốc hay dùng:
Trị thương hàn: Hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy 20ml dầu, cho thêm 20ml nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều rồi uống hết một lần trong ngày. Có thể uống 3 ngày.
Trị chứng đầy bụng: Lấy một bát con vừng đen nấu loãng như cháo, khi gần được thì cho vào một thìa cà phê mật ong.Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn trong 3-5 ngày.
Trị viêm đại tràng mạn tính: Lấy hạt vừng đen sao cho thơm. Mỗi lần dùng một thìa nhỏ trộn đều với 1/3 thìa mật ong rồi uống. Ngày uống 2 lần, uống liên tục 25 – 30 ngày.
Trị đau lưng: Lấy hạt vừng đen sao cháy, tán thành bột. Mỗi lần dùng 10 gam pha với rượu, mật ong hoặc nước gừng. Uống 10 ngày liên tục..
Trị đau răng: Lấy 30g vừng đen và 100ml nước, sắc đến khi còn lại 40ml thì chia đều ngậm khoảng 3 phút và súc miệng 2 lần trong ngày (không được uống). Ngậm và súc miệng liên tục 5-7 ngày.
Lương y Vũ Hải
Một số món ǎn từ vừng:
Cháo vừng: Vừng đen 6g, sao thơm, để riêng. Gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ǎn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.
Chi ma ngẫu phấn ẩm: Vừng đen, bột ngó sen, gạo tẻ, củ mài, đường kính trắng - tất cả liều lượng bằng nhau. Vừng đen, gạo tẻ và củ mài sao riêng cho chín, sau đó tán thành bột mịn; cuối cùng trộn đều với bột ngó sen và đường kính, cất vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi lần uống khoảng 30-40 g bột thuốc, hòa vào nước sôi như pha sữa bột. Bột này có tác dụng bổ dưỡng cả về trí lực và thể lực đối với người già và trẻ nhỏ (gia đình thực liệu hiệu phương).
Canh vừng dấm trứng gà: Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ǎn 2 lần. Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu (Thực phẩm đích doanh dưỡng dữ thực liệu).
Chữa tóc khô, sớm bạc: Dùng vừng đen, hà thủ ô chế - hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong hoàn thành viên; mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần sau bữa cơm (Thực vật dược dụng chỉ nam).
Lương y Huyên Thảo
(Theo congso.com)
Cám ơn Quý khách đã dành thời gian ghé thăm website
QUATANGPHONGTHUY.COM.VN và đọc bài viết này
Tag: mè đen, đẹp da, khỏe, qua tang phong thuy, trà đạo, quà tặng phong thủy, thanh chau, thanh châu, tượng mạ vàng, tuong ma vang